Sign In

Ý tưởng tạo bức rèm dưới nước dài 100 km để làm chậm quá trình tan chảy của sông băng khiến mực nước biển tăng

09:32 20/03/2024

Chọn cỡ chữ A a

Trong các sáng kiến nhằm chống lại tác động của biến đổi khí hậu, như băng tan, có nhà nghiên cứu đang khám phá chiến lược vượt trội. Đó là tạo ra bức rèm khổng lồ dưới nước bọc quanh sông băng Thwaites.

Từ mối lo ngại về khả năng tác động của sông băng Thwaites vào việc mực nước biển dâng toàn cầu. Các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ nó, vì khả năng nó ảnh hưởng đáng kể đến mực nước biển toàn cầu nếu tan chảy hoàn toàn.

Các nhà nghiên cứu đang chạy đua với thời gian để cứu sông băng Thwaites

Mối lo ngại bắt nguồn từ việc sông băng Thwaites đóng vai trò là nhân tố chủ chốt. Hiện băng ở sông Thwaites dần tan chảy góp phần vào 4% mực nước biển dâng trên toàn cầu. Kể từ năm 2000, Thwaites mất hơn 1.000 tỷ tấn băng. Nếu con sông băng này tan chảy và sụp đổ hoàn toàn, dòng băng từ bên trong Nam Cực cũng sẽ nhanh chóng tan theo rồi hòa vào đại dương, dẫn đến mực nước biển tăng đáng kể trên toàn thế giới.

Lúc đó, các thành phố lớn như New York, Miami và New Orleans sẽ hứng chịu nhiều trận lũ lụt tàn khốc. Trên toàn cầu, khoảng 100 triệu người sẽ rơi vào tình trạng nước xâm lấn nhanh chóng, khiến nhà cửa, cộng đồng và sinh kế của họ gặp nguy hiểm.

Một nhà nghiên cứu băng hà và địa kỹ thuật tại Đại học Lapland, đưa ra sáng kiến cho một dự án đầy tham vọng, bằng cách đề xuất triển khai bức rèm dưới nước dài 100 km để ngăn dòng nước biển ấm lên tác động đến sông băng Thwaites.

Theo báo cáo của tờ Business Insider cùng với các nhà nghiên cứu khác cho biết, họ cần 50 tỷ USD cho dự án đặc biệt này. “Nghe có vẻ khủng khiếp quá, nhưng hãy so sánh giữa chi phí này với các chi phí khắc phục hậu quả rủi ro: Chi phí bảo vệ mực nước biển trên toàn thế giới, chỉ riêng việc bảo vệ đường bờ biển, dự kiến sẽ vào khoảng 50 tỷ USD mỗi năm cho mỗi mét mực nước biển dâng lên”.

Mặc dù trước đây ông đề xuất giải pháp tương tự liên quan đến bức tường lớn, nhưng ông nói với tờ Business Insider rằng, ông ủng hộ bức rèm dưới nước này như một giải pháp thay thế an toàn hơn và dễ thích nghi hơn.

Ý kiến

Kinh tế số Việt Nam tăng nhanh nhất ASEAN 2 năm liên tiếp

Kinh tế số Việt Nam tăng nhanh nhất ASEAN 2 năm liên tiếp

Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số.
Giải bài toán rác thải điện tử tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

Giải bài toán rác thải điện tử tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

Rác thải điện tử đang ngày càng phổ biến, song hành cùng với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Ngày nay, sở hữu một chiếc điện thoại, tivi, máy tính… là điều khá dễ dàng. Giá trị của các thiết bị điện tử cũng ngày càng giảm. Thay vì tìm cách sửa chữa những thiết bị điện tử hư hỏng như trước kia, giờ người ta sẵn sàng vứt bỏ để mua mới. Điều này khiến cho lượng rác thải điện tử ngày càng lớn.
Giảm phát sinh khí thải nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải tại tỉnh Bình Dương

Giảm phát sinh khí thải nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải tại tỉnh Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành công văn số 964/UBND-KT ngày 06/3/2024 về việc triển khai các nhiệm vụ nhằm giảm phát sinh khí thải nhà kính đối với lĩnh vực xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.