Sign In

Nguy cơ an ninh mới: Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể "đọc trộm" màn hình máy tính từ xa thông qua bức xạ điện từ

08:28 07/08/2024

Chọn cỡ chữ A a

Các nhà nghiên cứu về An toàn thông tin vừa phát hiện ra một phương thức tấn công mạng mới đáng lo ngại, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải mã hiển thị màn hình máy tính từ xa thông qua việc phân tích bức xạ điện từ rò rỉ từ cáp kết nối.

Theo đó, cuộc tấn công có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp, bao gồm cả việc sử dụng ăng-ten đặt bên ngoài toà nhà để chặn tín hiệu bức xạ từ cáp HDMI.

Theo nhà nghiên cứu Federico Larroca, ông và nhóm của mình đã phát triển một mô hình AI có thể tái tạo tín hiệu kỹ thuật số từ các tín hiệu bị rò rỉ cách xa vài mét.

Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và NATO gọi những loại tấn công này là tấn công TEMPEST - chỉ những tín hiệu bức xạ điện từ mà tin tặc có thể chặn bắt và diễn giải.

Với phương pháp tương tự như cách nhóm của Larroca phát triển, tin tặc có thể do thám màn hình khi người dùng nhập tin nhắn được mã hóa, thông tin đăng nhập ngân hàng hoặc thông tin cá nhân khác. Nhóm nghiên cứu cho biết, tin tặc có thể chặn tín hiệu ngay cả khi đứng bên ngoài tòa nhà bằng ăng-ten. Kẻ xấu cũng có thể cài một thiết bị nhỏ để thu tín hiệu, truyền dữ liệu ra ngoài và khôi phục về mặt vật lý.

Các nhà khoa học đã đào tạo mô hình AI với tập hợp các tín hiệu gốc và tín hiệu bị chặn. Sau đó, họ sử dụng phần mềm nhận dạng văn bản trên các hình ảnh được tái tạo và so sánh với hình ảnh màn hình gốc. Kết quả thử nghiệm cho thấy, quá trình do thám tạo ra sai số khoảng 30% ký tự, tuy nhiên đây là tỷ lệ đủ thấp để con người vẫn có thể đọc chính xác hầu hết văn bản.

Trước đây, phương pháp tấn công tiên tiến tạo ra lỗi hơn 60%. Dù vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, người dùng máy tính gia đình hoặc doanh nghiệp từ nhỏ đến trung bình không nên quá lo lắng về điều này.

Theo Larroca, các chính phủ hoặc tập đoàn lớn mới là đối tượng nhắm đến của hacker với phương pháp tấn công từ xa nêu trên. Để ngăn chặn nguy cơ, toàn bộ toà nhà cần phải chặn sóng điện từ.

Ý kiến

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia sàn đầu tư tài chính trực tuyến

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia sàn đầu tư tài chính trực tuyến

Trong tuần qua, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã khuyến cáo người dân cảnh giác trước hàng loạt thủ đoạn lừa đảo trực tuyến tinh vi. Đó là vụ việc đường dây do TikToker Mr Pips lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng, hay một phụ nữ tại Hà Nội bị chiếm đoạt 9,4 tỷ đồng qua đầu tư tiền ảo. Các đối tượng thường hứa hẹn lợi nhuận cao, tạo niềm tin qua các giao dịch ban đầu, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tài sản.

Tài khoản mạng xã hội cần phải xác thực để đăng tin bài

Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng được Chính phủ ban hành cuối tuần qua, thay thế cho nghị định 72/2013 và 27/2018. Một trong các thay đổi là quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới với những dịch vụ có lượng truy cập lớn, trên 100.000 lượt mỗi tháng hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Hàng loạt website của tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam bị giả mạo nhằm lừa đảo.

Hàng loạt website của tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam bị giả mạo nhằm lừa đảo.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa đưa ra thông báo đáng chú ý về tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam. Trong tuần qua, đã có tới 582 trường hợp lừa đảo được người dùng Internet Việt Nam phản ánh qua hệ thống này.