Sign In

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng, quản lý, khai thác thành phần dữ liệu không gian khung cấp tỉnh

09:19 11/12/2017

Chọn cỡ chữ A a

Ở Việt Nam hiện nay, dữ liệu không gian được xây dựng ngày càng nhiều như: dữ liệu về bản đồ nền địa lý, bản đồ nền địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hành chính, dữ liệu ảnh viễn thám … Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất trong phương thức quản lý, cung cấp, khai thác và chia sẻ các nguồn dữ liệu này dẫn đến còn hiện tượng đầu tư chồng chéo, dàn trải và tốn kém ngân sách nhà nước. Để quản lý và khai thác dữ liệu thông tin địa lý một cách hiệu quả cần phải dự trên cơ sở hạ tầng chung gồm các thành phần dữ liệu và thiết bị xử lý dữ liệu, chuẩn dữ liệu trên ngữ cảnh chính sách và pháp luật cụ thể.

Chúng ta đang có những bước đi cụ thể để tiến tới xây dựng SDI cho quốc gia như: Khẳng định vai trò của hạ tầng thông tin là hạ tầng của hạ tầng và đưa ra định hướng phát triển cho hạ tầng thông tin; Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì cho việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xúc tiến thành lập Ủy ban Quốc gia về Địa danh và Hạ tầng dữ liệu không gian; xây dựng Luật Đo đạc và bản đồ; nhiều nghiên cứu và các dự án liên quan cũng đã được triển khai. Việc xây dựng, thu thập các dữ liệu không gian địa lý các loại đã và đang diễn ra ở các ngành, các cấp và cộng đồng và đến nay chúng ta đã có một nguồn dữ liệu không gian rất lớn và sẽ tăng trưởng rất nhanh chóng trong tương lai.

Trong thành phần của SDI, một thành phần rất quan trọng mà luôn được xây dựng đầu tiên đó là dữ liệu không gian khung, đây là các dữ liệu có tính chất nền tảng nhất, chung nhất, có thể được tham chiếu bởi nhiều loại dữ liệu khác và phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau. Hiện nay, tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tập trung một lượng dữ liệu không gian khung rất lớn và được quản lý chủ yếu bởi Sở tài nguyên và môi trường theo phương thức truyền thống, và chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của Ngành, khả năng tiếp cận và khai thác thông tin theo phương thức hiện đại gần như là không thể. Một yêu cầu rất bức xúc hiện nay là phải xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu không gian khung cấp tỉnh để có thể tổ chức, quản lý, cập nhật, chia sẻ dữ liệu không gian khung, cung cấp khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin không gian trên địa bàn cấp tỉnh một cách thuận tiện, nhanh chóng theo các phương thức hiện đại, làm cơ sở để xây dựng và phát triển các dữ liệu không gian khung địa lý khác, đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước, xã hội và cộng đồng, đây cũng là công việc bước đầu cho xây dựng NSDI hoàn chỉnh cho quốc gia.

Việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng, quản lý dữ liệu không gian khung cấp tỉnh, để xây dựng được hạ tầng dữ liệu không gian cấp tỉnh (LSDI) là để đáp ứng các yêu cầu đã nêu ở trên.

Đề tài tập trung vào việc khảo sát hiện trạng, nghiên cứu mô hình kiến trúc, hệ thống các chuẩn/tiêu chuẩn các giải pháp xây dựng, triển khai hệ thống cơ sở dữ dữ liệu không gian tại địa phương, qua đó xây dựng dự thảo Thông tư “Hướng dẫn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian khung tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” để hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ dữ liệu không khung gian tại địa phương.

Đề tài kế thừa kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu từ các chương trình, dự án xây dựng dữ liệu địa lý, dữ liệu đất đai, dữ liệu tài nguyên và môi trường … ở các cấp Trung ương và địa phương. Ngoài ra, đề tài thể hiện sự tham vấn kết quả điều tra khảo sát hiện trạng, năng lực xây dựng và nhu cầu khai thác sử dụng dữ liệu không gian địa lý nói chung và dữ liệu khung nói riêng tại các ngành, các địa phương. Kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng được thực nghiệm xây dựng dữ liệu không gian khung của tỉnh Thái Nguyên, thông qua đó đánh giá tính hiệu quả của mô hình này trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra, khảo sát và đánh giá các nguồn dữ liệu không gian tại địa phương và khả năng ứng dụng của chúng:

  • Khảo sát về hiện trạng nguồn dữ liệu khung tại các địa phương ;
  • Khảo sát về quy trình, quá trình cấp phát tư liệu đo đạc bản đồ nói chung và các dữ liệu, tư liệu đo đạc bản đồ có tính chất khung nói riêng, tần suất, mục đích khai thác, sử dụng dữ liệu này tại địa phương
  • Khảo sát về các cơ chế chính sách liên quan đến việc cập nhật, khai thác chia sẻ dữ liệu không gian khung tại địa phương.
  • Khảo sát, đánh giá về nhu cầu sử dụng các loại dữ liệu không gian khung tại địa phương.
  • Khảo sát về hiện trạng hạ tầng CNTT tại cấp tỉnh phục vụ xây dựng giải pháp triển khai hệ thống tại địa phương.

Nội dung 2: Nghiên cứu, đề xuất nội dung thành phần dữ liệu không gian khung cấp tỉnh

  • Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm phát triển thành phần dữ liệu không gian khung ở một số quốc gia điển hình
  • Nghiên cứu, đánh giá dữ liệu không gian từ các dự án, đề án đã và đang thực hiện đề xuất giải pháp kế thừa trong quá trình xây dựng dữ liệu không gian khung cấp tỉnh
  • Nghiên cứu đề xuất tập hợp dữ liệu không gian, lựa chọn thành phần dữ liệu không gian khung cấp tỉnh
  • Nghiên cứu hiện trạng và khả năng tiếp cận các thành phần dữ liệu không gian khung cấp tỉnh
  • Nghiên cứu đề xuất phương pháp thu thập bổ sung các dữ liệu cho dữ liệu không gian khung cấp tỉnh
  • Nghiên cứu đề xuất cơ chế cập nhật dữ liệu không gian khung cấp tỉnh
  • Nghiên cứu tích hợp các dữ liệu không gian khung vào mạng thông tin không gian

Nội dung 3 : Nghiên cứu về quy trình xây dựng cơ sở dữ không gian khung tại địa phương

  • Nghiên cứu đề xuất Quy trình xây dựng dữ liệu không gian khung cho nhóm dữ liệu nền địa lý
  • Nghiên cứu đề xuất Quy trình xây dựng dữ liệu không gian khung cho nhóm dữ liệu đất đai (địa chính, hiện trạng sử dụng đất)
  • Nghiên cứu đề xuất Quy trình xây dựng dữ liệu không gian khung cho nhóm dữ liệu khác còn lại

Nội dung 4: Nghiên cứu, tìm hiểu các chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng trong việc triển khai hạ tầng dữ liệu không gian khung cấp tỉnh trực thuộc trung phù hợp với cơ sở hạ tầng thông tin địa lý Việt Nam;

  • Nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất áp dụng các các tiêu chuẩn cần thiết nhất, có tính chất bắt buộc đối với triển khai dữ liệu không gian khung
  • Nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất áp dụng các các tiêu chuẩn cần thiết, có tính chất khuyến nghị sử dụng đối với triển khai dữ liệu không gian khung

Nội dung 5: Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian khung tại địa phương với định hướng trên các giải pháp mã nguồn mở;

  • Nghiên cứu mô hình nghiệp vụ cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu không gian khung cấp tỉnh;
  • Nghiên cứu đề xuất thành phần tiếp cận dữ liệu không gian khung tại các tỉnh;
  • Nghiên cứu đề xuất chính sách pháp luật cho cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu không gian khung cấp tỉnh.
  • Nghiên cứu đề xuất tổ chức và thể chế cho việc phát triển dữ liệu không gian khung cấp tỉnh
  • Nghiên cứu đề xuất thành phấn đối tác cho việc phát triển dữ liệu không gian khung cấp tỉnh.

Nội dung 6: Nghiên cứu đề xuât giải pháp triển khai thử nghiệm hệ thống tại Cục Công nghệ thông tin và 01 Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên)

Nội dung 7 :Xây dựng Dự thảo Thông tư của Bộ về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu khung cấp tỉnh

Nội dung 8 : Xây dựng phần mềm thử nghiệm cập nhật, quản lý và cung cấp dữ liệu không gian khung cấp tỉnh.

Kết quả nghiên cứu

1. Đề xuất thành phần dữ liệu không gian khung cấp tỉnh bao gồm :

- Thành phần dữ liệu LSDI

- Thành phần tập hợp dữ liệu không gian

- Thành phần chuẩn

- Thành phần công nghệ

- Thành phần đối tác

- Thành phần chính sách và pháp luật

2. Đề xuất chuẩn, tiêu chuẩn cho hạ tầng dữ liệu không gian khung cấp tỉnh:

3. Giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian khung cấp tỉnh gồm

- Mô hình kiến trúc hệ thống hạ tầng, dữ liệu không gian khung cấp tỉnh: Khung kiến trúc hệ thống và các thành phần của kiến trúc

- Quy định kỹ thuật cơ sở dữ liệu không gian khung cấp tỉnh: Hệ quy chiếu, hệ tọa độ; mô hình CSDL không gian khung cấp tỉnh; siêu dữ liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày dữ liệu và mã hóa trao đổi dữ liệu.

- Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu : Quy trình xây dựng CSDL; xây dựng CSDL đối với nhóm dữ liệu Nền địa lý; xây dựng CSDL đối với nhóm dữ liệu Đất đai và xây dựng CSDL đối với nhóm dữ liệu Viễn thám.

4. Kết quả thử nghiệm xây dựng hệ thống quản lý, cung cấp và khai thác hạ tầng dữ liệu không gian khung cấp tỉnh.

- Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu: Nguồn dữ liệu; khối lượng thực hiện và kết quả thực hiện

- Kết quả xây dựng phần mềm : Tổng quan phần mềm; vị trí, vai trò; công nghệ sử dụng; thiết kế phần mềm; các chức năng phần mềm và kết quả triển khai, thử nghiệm

Ngoài ra, nhóm thực hiện nghiên cứu còn đưa ra:

- 01 Dự thảo Thông tư của Bộ về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu khung cấp tỉnh;

- 01 Sổ tay hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu không gian khung cấp tỉnh;

- 01 Báo cáo giải pháp triển khai thành phần dữ liệu không gian khung cấp tỉnh trên nền mã nguồn mở;

- 01 Phần mềm cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu không gian khung cấp tỉnh;

- 01 Cơ sở dữ liệu không gian khung cấp tỉnh;

- 01 Báo cáo kết quả thử nghiệm theo giải pháp đề xuất với bộ dữ liệu không gian khung phù hợp;

Nguồn Dinte

Ý kiến

Thời đại 5.0: Những yếu tố lớn tác động đến cuộc sống

Thời đại 5.0: Những yếu tố lớn tác động đến cuộc sống

Thời đại 5.0 không chỉ là sự tiếp nối của thời đại công nghiệp 4.0, mà còn là bước nhảy vọt trong việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, đưa con người vào tâm điểm của sự phát triển công nghệ.
Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường

Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường

Hệ thống thông tin (HTTT), Cơ sở dữ liệu (CSDL) môi trường được xây dựng và vận hành theo phân cấp quản lý từ quốc gia, bộ ngành và cấp tỉnh, bảo đảm tính thống nhất và có khả năng kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các hệ thống, tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số.
Ứng dụng phần mềm Storm water management model (SWMM) để đề xuất các giải pháp thoát nước bền vững trung tâm Hải Phòng

Ứng dụng phần mềm Storm water management model (SWMM) để đề xuất các giải pháp thoát nước bền vững trung tâm Hải Phòng

Tình trạng ngập lụt đang xảy ra thường xuyên và đặt ra thách thức nghiêm trọng ở các đô thị Việt Nam. Để giải quyết bài toán này, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp kỹ thuật thoát nước bền vững (SUDS), góp phần tăng cường hiệu quả công tác chống ngập, thí điểm cho khu vực trung tâm TP. Hải Phòng.