Sign In

Mô hình thành phố bọt biển hướng đến tương lai bền vững

16:25 22/07/2024

Chọn cỡ chữ A a

Phát triển đô thị bền vững và thiết kế đô thị là một phần quan trọng trong các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, mô hình thành phố bọt biển đang được đánh giá có hiệu quả cao hướng tới tương lai các-bon thấp và củng cố khả năng phục hồi khí hậu tại các đô thị.

Trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, cách tiếp cận mới thông qua quy hoạch đô thị dựa vào thiên nhiên đã trở thành một giải pháp được thế giới chú ý. Trong đó, khải niệm “thành phố bọt biển” đang ngày càng lan rộng.

Thành phố bọt biển là gì?

Khái niệm “thành phố bọt biển” là một mô hình quy hoạch đô thị của Trung Quốc dựa vào cơ sở hạ tầng quản lý nước mưa tự nhiên, tập trung vào kiểm soát lũ lụt và giảm thiểu tác động của phát triển đô thị đối với thủy văn và hệ sinh thái.  Mô hình “thành phố bọt biển” sẽ giúp tăng khả năng thu giữ, lưu trữ, xử lý và thoát nước, đồng thời cải thiện điều kiện sống ở đô thị.

Một điểm đặc biệt khác của mô hình “thành phố bọt biển” là mặt đường có khả năng thấm nước tốt và xây dựng các toà nhà xanh, thân thiện với môi trường.

Mô hình này được đánh giá cao về tính bền vững, với khả năng chống chịu khí hậu tốt và phát thải các-bon thấp. Trong “thành phố bọt biển”, người dân sẽ được đảm bảo an toàn hơn khi xảy ra lũ lụt hoặc nắng nóng.

Mô hình “thành phố bọt biển” tại Vũ Hán. Ảnh: Shutterstock

Một số mô hình tiêu biểu

Năm 2013, chính phủ quốc gia Trung Quốc đã phát động “Chương trình Thành phố Bọt biển” hướng tới giải quyết những thách thức trong quản lý nước đô thị. Chương trình khuyến khích các thành phố xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và xanh lam (tức là cơ sở hạ tầng dựa trên diện tích tự nhiên và các yếu tố nguồn nước) thay vì cơ sở hạ tầng xám (dựa trên bê tông và thép).

Trong đó, mô hình tại Vũ Hán – một “thành phố bọt biển” thí điểm – đã cho thấy rằng cơ sở hạ tầng xanh và xanh lam có thể được áp dụng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đóng góp nhiều vào nỗ lực củng cố khả năng phục hồi của các đô thị trước biến đổi khí hậu. Việc xây dựng toà nhà theo mô hình “thành phố bọt biển” của Vũ Hán rẻ hơn gần 600 triệu USD so với việc xây dựng hệ thống giúp tăng khả năng phục hồi của thành phố trước lũ lụt tại các đô thi xám.

Các nghiên cứu chỉ ra Chương trình Thành phố Bọt biển tại Vũ Hán tạo ra nhiều lợi ích xã hội và môi trường hơn, bao gồm giảm lượng khí thải các-bon, cải thiện sức khỏe cộng đồng, tăng cường làm mát tự nhiên và cải thiện bảo tồn đa dạng sinh học.

Để đạt được những thành công trên, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra một khuôn khổ hành động, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp như mô hình “thành phố bọt biển”. Các nỗ lực này bao gồm xây dựng luật và quy định cơ bản liên quan đến cơ sở hạ tầng; đề ra các tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải đáp ứng; cung cấp hỗ trợ dưới hình thức hướng dẫn kỹ thuật, tài trợ trực tiếp và các công cụ tài chính thuận lợi; và học tập ngang hàng trên khắp các thành phố.

Một dự án thí điểm thành phố bọt biển khác ở Trung Quốc đang được triển khai ở Hạ Môn. Hạ Môn đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các giải pháp bền vững và chống chịu khí hậu cho các vấn đề liên quan đến nước.

Trong đó, thành phố đã kết hợp các giải pháp dựa vào thiên nhiên để lưu trữ, bảo tồn, tái sử dụng nguồn nước tự nhiên mà không gây ngập úng hoặc làm gián đoạn hoạt động trong thành phố. Trung Quốc đang có kế hoạch xuất khẩu và nhân rộng mô hình Hạ Môn ở những nơi khác trên cả nước, kết hợp các điều kiện cụ thể phù hợp nhất với từng địa phương.

Ngoài Trung Quốc, một vài nơi khác trên thế giới cũng đang triển khai mô hình thành phố bọt biển dựa vào thiên nhiên để thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có San Salvador.

Jessica Troni, Trưởng Đơn vị Thích ứng với Biến đổi Khí hậu tại UNEP cho biết: “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái là một chiến lược đã được chứng minh ở cả thành phố và nông thôn. Do đó, UNEP đang giúp các chính phủ trên thế giới xây dựng khả năng phục hồi khí hậu với hơn 45 dự án thích ứng dựa trên hệ sinh thái và trong quá trình này, hơn 113.000 ha hệ sinh thái đang được khôi phục.”

CityAdapt, được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu, đã hỗ trợ 16.000 người ở San Salvador tránh được những rủi ro từ lũ lụt nhờ các mô hình “thành phố bọt biển”. Khi dự án hoàn thành vào năm 2022, con số này đã tăng lên 115.000 người.

Leyla Zelaya, Điều phối viên Quốc gia của CityAdapt tại San Salvador, cho biết 3.514 cây ăn quả đã được trồng thêm trong quá trình phục hồi rừng, nhờ vậy, cộng đồng địa phương có nguồn thêm tài nguyên. Dự án cũng đang tiếp tục được triển khai ở  Xalapa, Mexico và Kingston, Jamaica.

Ý kiến

Một số chủ trương quan trọng về cải cách thủ tục hành chính

Một số chủ trương quan trọng về cải cách thủ tục hành chính

Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết). Nghị quyết đặt ra nhiều chủ trương lớn, đột phá để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó có một số chủ trương rất quan trọng liên quan mật thiết đến công cuộc cải cách thủ tục hành chính.
Công nghệ đóng vai trò trung tâm trong chuyển dịch năng lượng

Công nghệ đóng vai trò trung tâm trong chuyển dịch năng lượng

Chiều 27/6, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2024. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng - môi trường Hà Nội 2024, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
Việt Nam chủ động, tích cực triển khai Tuyên bố JETP

Việt Nam chủ động, tích cực triển khai Tuyên bố JETP

Trong năm 2024, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan đã và đang xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá, giám sát thực hiện Tuyên bố chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), khung hành động chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi và đề xuất các dự án ưu tiên thực hiện JETP 2024.