Sign In

Kế hoạch thực hiện lưu trữ điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2021-2025

00:01 30/12/2021

Chọn cỡ chữ A a

Thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020-2025’’. Ngày 10 tháng 12 năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản số 2425/QĐ-BTNMT về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện lưu trữ điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2021-2025.

Mục đích
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 458/QĐTTg ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020-2025” (sau đây gọi là Quyết định số 458/QĐ-TTg).

Yêu cầu
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân về lưu trữ điện tử, thực hiện lưu trữ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025.
b) Xây dựng và thực hiện lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan theo hướng hoàn toàn sử dụng phương thức điện tử, phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số.
c) Bảo đảm nộp lưu tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ lịch sử, tích hợp vào hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử Phông lưu trữ nhà nước theo đúng quy định.
d) Tổ chức hệ thống quản lý thống nhất, đồng bộ, khoa học, bảo quản an toàn và sử dụng hiệu quả, thông minh tài liệu điện tử hình thành trong quá trình hoạt động, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; bảo đảm lưu trữ lâu dài (vĩnh viễn) và xác thực (tính toàn vẹn, tính pháp lý) của tài liệu lưu trữ điện tử của các đơn vị thuộc Bộ.
đ) Đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng giá trị đặc biệt của tài liệu lưu trữ điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu lưu trữ của các cơ quan nhà nước.
e) Nâng cao trình độ nhân lực về quản lý và thực hiện nghiệp vụ lưu trữ điện tử trong các đơn vị thuộc Bộ.
g) Triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm đúng quy định, không trùng lặp, đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong thực hiện lưu trữ tài liệu điện tử, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trực thuộc Bộ và với các đơn vị liên quan khác.

Mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định kỹ thuật, văn bản quản lý về lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường;
b) Cơ bản 100% tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc (tài liệu lưu trữ hành chính) là tài liệu điện tử; tối thiểu 90% tài liệu lưu trữ (có thời hạn bảo quản lâu dài và tần suất sử dụng cao) hình thành, tạo lập trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ (lưu trữ chuyên ngành) là dạng điện tử và được xác thực điện tử, xây dựng dữ liệu đặc tả và đưa vào lưu trữ điện tử theo quy định;
c) Tối thiểu 50% tài liệu lưu trữ truyền thống (có thời hạn bảo quản lâu dài) được số hóa chuyển sang dạng điện tử được xác thực điện tử, xây dựng dữ liệu đặc tả và đưa vào lưu trữ điện tử theo quy định (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) tại các đơn vị trực thuộc Bộ.
d) Cơ bản 100% tài liệu lưu trữ điện tử thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử có thời hạn bảo quản vĩnh viễn được trích xuất chuyển giao vào Lưu trữ lịch sử và tích hợp vào Nền tảng Lưu trữ số quốc gia trong thời hạn 03 năm kể từ khi tài liệu được tạo lập (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác).
đ) Tối thiểu 90% tài liệu lưu trữ điện tử tại các đơn vị thuộc Bộ được tích hợp, quản lý thống nhất, lưu trữ an toàn, an ninh thông tin trong Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của Bộ; kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin với Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử Phông Lưu trữ nhà nước, Nền tảng Lưu trữ số quốc gia và các Hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu liên quan, phục vụ nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tiết kiệm nguồn lực của nhà nước và xã hội (trừ các thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành).
e) 100% đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện quy trình khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong môi trường mạng (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác); công bố dữ liệu đặc tả, bảo đảm phục vụ nhanh chóng, thuận lợi người dân, doanh nghiệp, độc giả sử dụng tài liệu lưu trữ trực tuyến (trừ các tài liệu thuộc danh mục hạn chế sử dụng).
g) 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tại các đơn vị thuộc Bộ được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, bảo đảm đủ năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý và thực hiện nghiệp vụ lưu trữ điện tử.

Nhiệm vụ và giải pháp
1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định kỹ thuật, văn bản quản lý về lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường
2. Xây dựng, triển khai hệ thống thông tin và các giải pháp phục vụ quản lý, kết nối, tích hợp chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử
3. Triển khai thực hiện lưu trữ tài liệu điện tử tại Lưu trữ cơ quan
4. Triển khai thực hiện lưu trữ điện tử tại Lưu trữ chuyên ngành
5. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ cho lưu trữ điện tử
6. Khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử
7. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phân công nhiệm vụ, vị trí việc làm đáp ứng thực hiện việc công tác về lưu trữ điện tử

Tại kế hoạch này, Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường được giao các nhiệm vụ:
Thứ nhất.  Tham mưu xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy định về quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật công tác lưu trữ điện tử chuyên ngành tài nguyên và môi trường. Đề xuất ứng dụng các giải pháp công nghệ số, thông minh trong công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin, tài liệu trong công tác lưu trữ điện tử chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
Thứ hai. Chủ trì xây dựng, vận hành Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử bảo đảm yêu cầu nghiệp vụ, tính xác thực, giá trị pháp lý, tính toàn vẹn, an toàn, bảo mật, kết nối, chia sẻ, tích hợp thông tin tài liệu lưu trữ điện tử; hoàn thiện Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ điện tử của Bộ bảo đảm các nội dung về thực hiện công tác lưu trữ tài liệu điện tử tại Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ chuyên ngành.
Thứ ba. Triển khai các giải pháp bảo đảm giá trị pháp lý, xác thực tài liệu lưu trữ điện tử theo thời hạn bảo quản tài liệu; bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin.
Thứ tư. Vận hành kết nối, liên thông với Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử Phông Lưu trữ nhà nước, Nền tảng Lưu trữ số quốc gia, các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường các địa phương, bộ, ngành. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ tích hợp tài liệu lưu trữ điện tử vào Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử Phông Lưu trữ nhà nước, Nền tảng Lưu trữ số quốc gia theo quy định

Nội dung chi tiết kế hoạch xem tại đây

Nguồn: Dinte

Ý kiến

Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cùng chuyển đổi xanh với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cùng chuyển đổi xanh với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự đổi mới, kết hợp tích hợp các công nghệ (vật lý, kỹ thuật số và sinh học) lại với nhau và tác động hệ thống tới tốc độ, phạm vi và chiều sâu đối với doanh nghiệp. Với cuộc cách mạng này, cơ hội và thách thức đều to lớn đến từ cả phía nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Luật Đất đai 2024 đã quy định rõ mô hình hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.